Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, XIV, XV (từ 14/11/2013 đến 5/1/2023)

Lương tối thiểu chưa thể đáp ứng mức sống tối thiểu

10:06 | 21/11/2014

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đưa ra khi nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội về lộ trình tăng lương tối thiểu.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền

Giữa buổi sáng (9/11, bà Phạm Thị Hải Chuyền bắt đầu phiên trả lời chất vấn của mình tại hội trường Quốc hội.

Mặc dù Quốc hội vừa quyết định dành 11.000 tỷ đồng để tăng lương cho các đối tượng công chức có thu nhập thấp, người nghỉ hưu, người có công nhưng đại biểu Phạm Tất Thắng cho rằng lộ trình tăng lương chưa được thực hiện đúng và đòi hỏi một giải pháp căn cơ để mức lương đáp ứng được nhu cầu của đời sống người lao động.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận rằng vừa qua việc dành 11.000 tỷ đồng để nâng lương trên thực chất là một giải pháp, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề tiền lương. Hiện nay, lương của người lao động mới chỉ đáp ứng được 60% mức sống tối thiểu.

Trong lộ trình tới năm 2015, tiền lương cơ bản phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân, nhưng do tình hình kinh tế và ngân sách khó khăn nên khi (Chính phủ) trình với Bộ Chính trị thì thấy rằng (việc tăng lương) phải từng bước tính theo khả năng của ngân sách, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.

“Trước mắt phải dãn lộ trình tăng lương và chưa đạt tới yêu cầu lương cơ bản phải đảm bảo mức sống tối thiểu (vào năm 2015-PV)”, bà Chuyền nói.

Tại sao chuyển chức năng thanh tra cho Bảo hiểm xã hội?

Đại biểu Ngô Văn Minh nêu nhiều con số về nợ đọng bảo hiểm xã hội, băn khoăn về việc chuyển chức năng thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội (BHXH) và đề nghị Bộ trưởng giải thích rõ hơn?

Bộ trưởng Chuyền cho biết tổng số nợ đọng bảo hiểm là 12.000 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH là 7.000 tỷ đồng. Nguyên nhân thì có nhiều, như trách nhiệm của chủ sử dụng lao động không nghiêm túc trong việc đóng, có trường hợp doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất kinh doanh, đến lương còn khó trả huống gì đóng BHXH.

"Tuy nhiên, một nguyên nhân có thể khắc phục được là mức xử phạt nợ đọng chậm còn nhẹ, vì vậy họ cố tình nợ khoản này còn tốt hơn là vay ngân hàng", Bộ trưởng cho biết. Bên cạnh  đó, tổ chức công đoàn không xử lý, báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng về nợ đọng BHXH của doanh nghiệp. “Nếu phản ánh kịp thời thì sẽ xử lý sớm hơn”, bà Chuyền nói.

Về phía Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng cho biết Bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nợ đọng BHXH. Trong toàn ngành có trên 800 cán bộ làm thanh tra, trong đó ở Bộ có 55 người và địa phương có từ 5-7 người/1 địa phương nhưng thanh tra rất nhiều lĩnh vực khác, như giảm nghèo, lao động…

“Năm nào ngành cũng tổ chức kiểm tra, thanh tra và so với số doanh nghiệp cần kiểm tra đóng BHXH thì số lượng người như trên là hạn chế. Chúng tôi đề nghị giao cơ quan BHXH thực hiện thanh tra BHXH, còn thanh tra Nhà nước về thực hiện chính sách BHXH thì Bộ vẫn thực hiện”, Bộ trưởng Chuyền nói.

Thành Chung

Bài phát biểu
Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" 23:33 | 18/11/2022

(Chinhphu.vn) - Tối 18/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu khai mạc Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu lược ghi phát biểu của Phó Thủ tướng.

Các nguồn khác
Tinh thần ‘Tất cả vì học sinh thân yêu” lan tỏa mạnh mẽ từ lễ khai giảng 10:34 | 06/09/2019

(Chinhphu.vn)-Hơn 22 triệu học sinh cả nước đã chính thức bắt đầu bước vào năm học 2019-2020 sau lễ khai giảng ngày hôm qua 5/9. Khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu” ngay từ lễ khai giảng đã lan tỏa ở nhiều trường học trên cả nước.